Embassy of Vietnam in UK

Vietnam visa in United Kingdom

Hé mở bức màn bí mật phía sau lá cờ Đức – Quốc kỳ Đức

Quốc kỳ là biểu tượng của mỗi quốc gia và cũng là niềm tự hào của quốc gia đó. Như bao đất nước khác, cờ Đức cũng mang một câu chuyện và ý nghĩa lịch sử riêng. Vậy câu chuyện ấy là gì? Nó mang ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quoc ky Duc
Quốc kỳ nước Đức

Liệu lá cờ Đức hiện nay có mang ý nghĩa gì đặc biệt?

Điều 22 Luật Cơ Bản nước Cộng hòa Liên bang Đức có viết rằng: “Quốc kỳ liên bang sẽ có màu đen, đỏ và vàng”. Thiết kế này được thông qua làm quốc kỳ của nước Đức hiện đại vào năm 1919. Về ý nghĩa, để hiểu được cặn kẽ thì cần phải ngược dòng lịch sử đến thời Napoleon. Đồng phục của các chiến binh trong cuộc chiến tháng 3/1848 chống Napoleon khi ấy có các màu đen, vàng và đỏ. Trong đó màu đen là nền của quần áo, các nút cài màu vàng và màu đỏ của phù hiệu cấp bậc cầu vai và cổ, tay áo. Chúng mang ý nghĩa: “Từ trong bóng Đen nô lệ vượt qua trận chiến đẫm máu Đỏ để vươn tới ánh sáng Vàng tự do” (Aus der Schwärze (= Schwarz) der Knechtschaft durch blutige (= Rot) Schlachten ans goldene (= Gold) Licht der Freiheit).

Quốc kỳ Đức trong từng giai đoạn lịch sử

Lá cờ Đức thời kì Trung Cổ (từ thế kỉ X đến năm 1806)

Trong giai đoạn này, màu vàng và đen được sử dụng là màu của Hoàng đế La Mã, thể hiện trên hiệu kỳ của Hoàng đế. Và con đại bàng màu đen trên nền vàng cũng là biểu tượng cho quyền lực đất nước này. Từ cuối thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XIV, biểu tượng đại bàng có vuốt và mỏ màu đỏ, nhưng sang đầu thế kỉ XV, người ta đã thay đổi sang biểu tượng đại bàng 2 đầu.

Quoc ky Duc
Quốc kỳ Đức thời Đế chế La Mã

Lá cờ Đức ở thời kì chiến tranh Napoleon

Năm 1806, Đế quốc La Mã sụp đổ, người Đức tham gia chống lại Napoleon. Trong ác cuộc chiến tranh, đồng phục của Quân đoàn Tự do Lützow – một đơn vị tình nguyện của quân đội Phổ có thành phần hầu hết là sinh viên đại học và viện sĩ là màu đen với cổ áo màu đỏ cùng khuy màu vàng. Chính họ và những màu sắc đặc trưng của họ trở nên nổi bật đáng kể đối với người Đức, vì vậy, lần đầu tiên, trên lá cờ Đức hiện diện 3 màu sắc đỏ, vàng và đen.

Quoc ky Duc
Cờ tam tài đen-đỏ-vàng thời chiến tranh Napoleon

Cờ Đức thời kì Liên minh các quốc gia Đức

Sau cuộc chiến tranh Napoleon, các quốc gia còn lại đã liên minh lại và lập thành một nước Đức thống nhất gọi là Liên minh các quốc gia Đức. Mục đích của việc liên minh này là khôi phục đế quốc La Mã hùng mạnh và đề xuất tổng thống Franz I của Áo – Hoàng đế La Mã cuối cùng. Bang liên không có quốc kỳ riêng, song cờ tam tài đen-đỏ-vàng đôi khi vẫn được sử dụng.

Đến tháng 5/1832, trong đoàn người tuần hành tại Hội Hambach ủng hộ tự do, thống nhất và dân quyền, các màu đen, đỏ và vàng chính thức trở thành một biểu tượng có uy tín cao đối với phong trào tự do, dân chủ và cộng hòa. Trải qua cuộc chiến Áo – Phổ, năm 1871, Đế quốc Đức chính thức được thành lập. Quốc vương Wilhelm I đồng ý với việc chọn quốc kỳ lúc này có màu đen, trắng, đỏ hay còn gọi là cờ tam tài.

Quoc ky Duc
Cờ đen-trắng-đỏ thời kỳ Liên minh các quốc gia Đức

Cờ Đức thời kì Cộng hòa Weimar (1919 – 1933)

Chẳng lâu sau đó, năm 1871, Đế quốc Đức sụp đổ sau Chiến tranh thế giới, cờ tam tài cũng kết thúc thời kì huy hoàng của mình. Tháng 8/1919, Cộng hòa Weimar được thành lập, cờ tam tài đen-đỏ-vàng cũ được xác định là quốc kỳ của quốc gia này.

Cờ Đức thời kì Đức Quốc Xã

Ngày 30 tháng 1 năm 1933, chế độ Quốc Xã tại Đức chính thức được thành lập, cờ đen-đỏ-vàng nhanh chóng bị loại bỏ và quốc kỳ được thay thế bằng 2 lá cờ hợp pháp là cờ tam tài đen-trắng-đỏ và đảng kỳ của đảng Quốc xã. Sau khi Tổng thống Paul von Hindenburg từ trần, Adolf Hitler được thăng làm nguyên thủ thì tình trạng hai quốc kỳ cũng kết thúc, đảng kỳ của đảng Quốc xã là quốc kỳ duy nhất của Đức.

Quoc ky Duc
Đảng kỳ của Đảng Quốc Xã

Lá cờ Đức hời kì phân chia Đông Đức và Tây Đức (1949 – 1989)

Sau khi thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nước Đức bị phân chia thành Đông Đức và Tây Đức. Trong khi Tây Đức quyết định chọn cờ tam tài đen-vàng-đỏ làm quốc kỳ thì chính phủ Đông Đức sửa đổi quốc kỳ của họ bằng cách thêm quốc huy lên.

Quoc ky Duc
Cờ Đông Đức

Cờ Đức thời kì thống nhất đến nay

Tháng 11/1989, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, nhiều người Đông Đức đã cắt quốc huy Đông Đức khỏi quốc kỳ, lấy cảm hứng từ việc người Romania hành động như vậy khi chế độ Nicolae Ceauşescu sụp đổ. Việc loại bỏ quốc huy khỏi quốc kỳ Đông Đức là hành động ngụ ý cờ tam tài đen-đỏ-vàng trơn là biểu tượng cho một nước Đức thống nhất và dân chủ.

Các ngày treo quốc kỳ tại Đức

Theo sắc lệnh Liên bang vào ngày 22/3/2005, quốc kỳ Đức cần phải được treo tại các tòa nhà công cộng trong những ngày sau:

Ngày

Ý nghĩa

27/01 Tưởng niệm các nạn nhân của Quốc Xã
01/5 Ngày Quốc tế Lao động
09/5 Kỉ niệm ngày Châu Âu
23/5 Kỉ niệm ngày Hiến pháp
17/6 Kỉ niệm Cuộc nổi dậy năm 1953 tại Đông Đức
20/7 Kỉ niệm ngày nỗ lực ám sát bất thành  Hitler của Claus von Stauffenberg năm 1944
03/10 Kỉ niệm Tái thống nhất nước Đức năm 1990
Hai Chủ Nhật trước Mùa Vọng Tưởng niệm tất cả những người thiệt mạng trong thời chiến

Để có được quốc kỳ như hiện tại, lá cờ Đức cũng đã trải qua nhiều thời kì thăng trầm của lịch sử. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị. Theo dõi Đại Sứ Quán Việt Nam tại Anh để có những cập nhật mới nhất về thông tin du học các nước.

THÔNG TIN LIÊN QUAN: 

#1 Tìm hiểu nhanh về tiểu sử Adolf Hitler là ai?

Chủ nghĩa phát xít – Chế độ độc tài gây ám ảnh trong lịch sử

Khám phá về chữ vạn chết chóc trong lá cờ phát xít Đức và ý nghĩa

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

error: Content is protected !!